Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Thiện và ác.

I. Giữa Thiện và Ác

Thế gian luôn luôn phân biệt giữa THIỆN và ÁC.
Mỗi thời đại lịch sử, mỗi xã hội, và có thể ngay trong từng mỗi con người, lại có cách phân biệt khác nhau. Rất ít người có khả năng tự mình phân biệt được giữa thiện và ác. Đa số phải dựa vào truyền thống văn hóa, tôn giáo, giáo dục, luật pháp. Đa số thường dựa vào xã hội bên ngoài, tức đám đông, để hình thành quan điểm Thiện-Ác của mình. Sự lệ thuộc này là dấu vết còn sót lại của quá trình tiến hóa: các con vật đều đi theo con đầu đàn. Còn một điều bí mật nữa (vì nó nằm trong vô thức): Cái gì phù hợp với quyền lợi của tôi, nó là thiện! Cái gì ngược với quyền lợi tôi, nó là ác!

Thiện–Ác bấp bênh:
Nếu bạn sống đủ lâu một chút, bạn sẽ chứng kiến rất nhiều về sự chuyển dịch giữa các phạm trù THIỆN và ÁC. Mới hôm qua là Thiện, hôm nay đã là Ác rồi. Mới hôm qua là anh hùng, hôm nay đã là tội nhân! Hoặc ngược lại. Chuyện thế gian là thế, chuyện chính trị là thế! Cũng có thể Thiện Ác cài răng lược. Một hành động có thể vừa thiện vừa ác! Thế nào là thiện? Thế nào là ác? Phân biệt thật khó vô cùng! Đôi khi… càng minh-triết càng thấy rối ren!

Hệ thống qui chiếu
Trong vấn đề Thiện-Ác, có bao giờ bạn nghĩ đến một hệ thống qui chiếu chưa? Tùy theo hệ thống qui-chiếu mà một điểm sẽ có trị số tọa độ khác nhau.
Lấy không gian làm hệ thống qui-chiếu: thì có thể ở vùng đất này, hành động này là thiện, nhưng ở vùng đất kia hành động này là ác.
Lấy thời gian làm hệ thống qui-chiếu: đời này thì gọi là thiện nhưng đời sau có thể gọi là ác. Lịch-sử đã đầm đìa nước mắt về những biến động dâu bể này rồi.
Bây giờ phải lấy “Tam cương Ngũ thường, Nhân Lễ Nghĩa, Trí, Tín” làm hệ thống qui chiếu, hay lấy “Đạo đức XHCN”, lấy khái niệm “Nhân quyền” làm hệ thống qui chiếu ?
Bạn có thể lấy bất cứ hệ thống gì để làm hệ thống qui chiếu, dĩ nhiên.
Nhưng phải luôn nhớ rằng bạn đã có chọn một hệ thống qui-chiếu, một cái chuẩn cho bạn để phân biệt. Chứ không phải cách phân biệt Thiện Ác của bạn đã là chân lý tuyệt đối và duy nhất.
Muốn nói đến chân lý, thì phải xét cái tính chân lý của hệ thống qui chiếu, mà bạn đang xử dụng. Ví dụ, xem nó có cơ sở hoàn hảo không? nó xuất phát từ quyền lợi của ai? của tầng lớp nào trong xã hội? Nó có khả năng tồn tại được lâu dài trong thời gian, có phù hợp với sức tiến hóa nhanh chóng của văn minh hiện đại hay không?

Phân biệt Thiện-Ác thực khó
Vì chẳng có hệ thống qui chiếu nào luôn mãi là chân lý!
Mà sự thực là “chân lý” không thuộc về và không tồn tại ở thế gian.
Bất cứ cái gì ở thế gian này cũng đều vô thường:
“Nhất thiết hữu-vi pháp
Như mộng-huyễn, bào-ảnh
Như lộ diệc như điện…”
Cho nên rất khó phê bình ai (đứng ở góc độ xuất thế gian)
Nhưng giả sử tôi phải bước vào thế gian lúc này.
Nếu phải phê bình, thì tôi phê bình cái hệ thống qui chiếu mà ai đó xử dụng! Xem cái hệ thống qui chiếu, mà họ đang xử dụng, để phân biệt đúng với sai, thiện với ác, có còn hợp thời hay không. Xem cái hệ thống qui chiếu đó đã phù hợp với văn minh nhân loại trong thời điểm này chưa. Hiện thời, nhân loại đang nhấn mạnh tới những giá trị “nhân bản”. Tất cả phải lấy con người làm gốc.
Kinh Dịch rất nhấn mạnh chữ THỜI. Đúng hay Sai, Thiện hay Ác cũng tùy thuộc vào từng thời điểm nhất định.

II. Vượt qua Thiện và Ác

Mọi vật, mọi sự kiện, mọi hiện tượng, trong thế giới chúng ta đang sống, đều mang hai mặt đối lập, hoặc bị gán ép vào hai mặt đối lập. Ví dụ: có-không, trong-ngoài, ta-người, bạn-thù, cao-thấp, sạch-dơ, xấu đẹp, đúng-sai, yêu-ghét, thiện-ác v.v… Bởi vì luôn phân biệt và mang những giá trị đối lập, nên thế giới chúng ta đang sống gọi là thế giới nhị nguyên.
Đầu óc chúng ta tư duy trên căn bản của sự phân biệt.
Càng phân biệt được nhiều càng được gọi là thông minh.
Sự phân biệt đó phù hợp và cần thiết cho thế giới chúng ta.

Tư duy phân biệt trong thế giới nhị nguyên là một điều tự nhiên và hết sức bình thường. Nhưng nếu, có một ngày nào đó, nhân một lý do nào đó, bạn bất ngờ đặt dấu hỏi về tính chân lý của sự phân biệt này, thì bạn hảy quay về, ghé lại với những suy nghĩ tiếp theo sau đây:

Khi bản ngã được hình thành, tức là khi cái tôi được xác lập, con người
bước vào thế giới nhị nguyên. Đó là thế giới của sự phân biệt. Thế giới của phải-trái, đúng-sai, thiện-ác, sạch-dơ, sinh-diệt, được-mất v.v…
Thường thì phải mất một thời gian dài để vật vã, đớn đau với thế giới hai mặt này, con người mới nhận ra sự phân biệt chính là cội nguồn đau khổ!
Đầu óc phân biệt giúp con người nhận ra ta và những cái khác ta, giúp con người biết phê phán, xây dựng kiến thức, giúp phát triển khoa học, hình thành văn minh.
Nhưng song song với những điều tốt đẹp đó đầu óc phân biệt đồng thời cũng càng ngày càng kéo con người rời xa chân lý tuyệt đối.
Triết lý Phật giáo, trong một ý nghĩa nào đó, là nổ lực của minh triết nhằm tiêu trừ sự phân biệt này. Kinh
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh (Maha prajna paramita) đã hiển lộ tinh thần “không khác”, “không hai”, thường được gọi là “tinh thần bất nhị”:
Xá-lợi tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Này Xá-lợi-phất, các pháp không có tướng, không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt.
Nghĩa là, trong chân lý tuyệt đối, không có những “cặp phạm trù đối lập” như ta thường biết. Vì sao?
THIỆN-ÁC là hai mặt đối lập,
là một cặp phàm trù gay gắt nhất trong đời sống con người trần gian. Trong vấn đề đạo đức, Thiện và Ác là những khái niệm gây xung đột dữ dội nhất trong quan hệ giữa người và người.
Nếu không phân biệt được thiện-ác, không giải quyết được thiện-ác, chắc chắn ta sẽ không sống yên bình trong cuộc cuộc sống của ta.
Trong lần trước, tôi đưa ra vài
hệ thống qui chiếu để phân biệt thiện ác. Vâng, đó chỉ là “giải pháp” của con người trần gian, là cách ứng xử của con người trần gian trong trần gian.
Với nhãn quan của bậc chứng ngộ thực sự không cần phân biệt thiện ác. Nhưng vì vẫn còn xác thân trong trong thế giới nhị nguyên, bậc chứng ngộ đôi khi cũng phải giả lập mà phân chia!
Sự phân biệt chủ yếu bắt nguồn từ bản ngã, mà bản ngã là một nhận thức do lầm lẫn (xin đọc bài
Bản ngã). Bản ngã nhận rằng tôi là thực thể, độc lập với toàn bộ thế giới xung quanh. Tôi và thế giới là hai. Tôi thấy có bên trong, bên ngoài, thấy có bên phải bên trái, thấy có cái thích cái không thích, thấy có điều thiện điều ác v.v…
Trong chân lý tuyệt đối: mọi phân biệt thiện ác đều là ảo tưởng, đều là vô nghĩa! Vì sao?
- Bởi vì bản ngã, tâm ý của ta bị tách rời khỏi thế giới. Ta không còn biết được ý chí của đấng sáng tạo. Ta không biết rằng tất cả những cái xuất hiện trên đời đều do ý muốn của Ngài. Ta cho rằng cái này đúng, cái kia sai, cái này thiện cái kia ác. Tất cả chẳng qua là do qui chiếu vào tâm dục của ta. Cái tâm dục này xuất phát từ vô thức hay do giáo dục của ta.
Khi còn “ngã”, còn rất nhiều phân biệt. Khi tu chứng, đạt được “vô ngã”, sẽ không còn phân biệt nào cả. Khi một người triệt tiêu được bản ngã của mình, lúc đó sẽ không có chủ thể và đối tượng. Không có tôi, không có anh, không có trong-ngoài, không có đúng-sai, không có sạch-dơ, không có thiện-ác. Nếu không có người phê bình và đối tượng bị phê bình. Toàn bộ phân biệt thiện ác sẽ lần lượt biến mất.
Sự phân biệt cũng bắt nguồn từ những cảm thọ. Tôi thích những cảm giác sung sướng, tôi ghét những cảm giác đau khổ. Do đó, cái gì đem đến cho tôi sung sướng là lẽ phải, là điều thiện. Cái gì đem đến cho tôi đau khổ đó là lẽ trái, điều ác v.v…
Sự phân biệt cũng bắt đầu từ trí óc hạn hẹp của con người. Trí óc con người luôn bị giới hạn trong cái vô hạn của không gian và thời gian. Trí óc con người luôn bị giới han vì chưa nắm được nguyên lý vận hành của vũ trụ.
- Tất cả mọi vật, mọi sự kiện, mọi hiện tượng đang hiện hữu hay đang diễn tiến đều khởi nguồn từ cái Một duy nhất. Tất cả đều xuất hiện và diễn tiến theo một Lý (logos), một thiên ý, như rằng nó bắt buộc phải như vậy, không thể khác. Không có sự xuất hiện hay diễn tiến nào khởi nguồn từ ý chí tự do. Chỉ có đấng sáng tạo (tạm gọi như thế) mới có ý chí tự do.
- Bởi vì do Ngài sáng tạo, cho nên mọi vật, mọi sự kiện thụ tạo vốn dĩ không thiện không ác, không đúng không sai. Bởi vì bắt nguồn từ một Lý (logos) nên vạn sự dù có khác biệt cũng đồng đẳng như nhau. Chẳng có gì là đối lập.
- Bởi thiện ác đều được phân biệt theo một hệ thống qui chiếu nào đó. Cho nên, khi giác ngộ rằng mọi hệ thống qui chiếu đều là ảo tưởng, thì tất cả thiện ác đều trở nên vô nghĩa và không có thể tồn tại nữa. Mọi phân biệt nhị nguyên chỉ là tương đối trong thế giới chúng ta đang sống. Nó biến mất khi chân lý hiển lộ.
- Đối với bậc giác ngộ, nhận thức về Thiện Ác hoàn toàn không giống chúng ta. Một ví dụ rất thú vị được ghi lại trong
Kinh Pháp Hoa,
phẩm Đề Bà Đạt Đa.
Đề Bà Đạt Đa là anh ruột của ông Anan tức là anh em họ với Đức Phật. Giai thoại kể rằng: trong thời của Đức Phật, Đề Bà Đạt Đa là luận sư đối lập, luôn công kích và chống đối Đức Phật. Vì ganh tị đã có hai lần Đề Bà Đạt Đa âm mưu giết Đức Phật. Môt lần cho lăn đá xuống chỗ Đức Phật và một lần dùng voi điên để giết Đức Phật, nhưng cả hai lần đều không thành công. Dĩ nhiên là rất nhiều người học Phật đời sau căm ghét Đề Bà Đạt Đa (giống như người Thiên chúa giáo căm ghét Judas). Yêu Thích Ca thì phải ghét Đề Bà Đạt đa. Yêu Jesus thì phải ghét Judas. Đó là lí luận bình thường nhất. Cái đối lập với cái mình cho là thiện phải là cái ác! Cái đối lập với cái mình yêu phải là cái mình ghét. Tương tự như vậy, một đầu óc bình thường chỉ có thể nhận thức theo kiểu: Đạo hoặc triết lý hoặc học thuyết chính trị của mình là đúng; vậy đạo, hoặc triết lý, hoặc học thuyết chính trị của người khác khác là sai!
Trong kinh Pháp Hoa, Đức Phật không coi Đề Bà Đạt Đa là kẻ ác hoặc là kẻ có tội. Mà trái lại như thế, với nhãn quan của người thấu suốt vô lượng căn kiếp của tất cả chúng sinh, Phật nói rằng ở những tiền kiếp xa xưa, Đề Bà Đạt Đa từng là một vị tiên nhân, một thiện tri thức, đã từng truyền dạy những đạo lý siêu việt cho ngài. Trong kinh Pháp Hoa, Phật cũng thọ kí (chứng nhận) rằng Đề Bà Đạt Đa sẽ là Phật Thiên Vương trong những đời kiếp sau. Bậc đại giác nhìn thấy Thiện Ác khác với chúng ta. Kẻ thù từng nhiều lần ám hại mình vẫn có thể là người không ác, vẫn có thể là thày của mình. Giai thoại này rất khó tiếp thu với những Phật tử căn tạng không cao. Giai thoại này càng không thể xảy ra với những tôn giáo mà “Thiên đàng Địa ngục hai bên”, những triết lý mà thiện ác là hai phe tách bạch.
Trong kinh thánh Tân Ước, giai thoại về
Judas iscariot, kẻ bán chúa, có thể rất tương đương với giai thoại Đề Bà Đạt Đa trong Phật giáo. Không hiểu thực sự điều gì đã xảy ra trong lịch sử, nhưng Giáo hội Thiên Chúa luôn dạy cho giáo dân lòng căm thù Judas. Nào là Judas kẻ bán chúa, Judas kẻ tội lỗi, Judas kẽ phải ăn năn và chịu chết đau đớn v.v…
Có thể trong lịch sử đã có nhiều người bênh vực cho Judas, nhưng tôi thì ấn tượng với
Nikos Kazanzakis, một triết gia Hy Lạp hiện đại. Nikos Kazanzakis sau khi đã đọc kinh thánh trong ánh sáng của minh triết đã nhìn thấy sự thật toàn bộ về Judas. Ông đã viết sự thật đó trong một cuốn sách nổi tiếng: Sự cám dỗ cuối cùng của Chúa (The last temptation of Christ). Theo Kazanzakis:
Juda là đại đệ tử, trung thành, thân cân nhất của Jesus và Judas chính là đệ tử được Jesus thương mến nhất. Trước khi đến dự bữa tiệc ly, Jesus và Judas đã cùng có một kế hoạch nhất định. Sự kiện bị bắt, chịu đóng đinh, chết và tái sinh là một diễn tiến, một thiên cơ mà Jesus luôn biết trước. Đó là kế hoạch của Chúa trời mà không ai có thể thay đổi được. Trong buổi tiệc ly (the last super), Jesus đã nhờ Judas làm điều mà Judas miễn cưỡng phải làm theo ý Thầy. Hoàn toàn không có chuyện bất ngờ khi Juda đi gọi quân La mã đến bắt Jesus.
Là một tiên tri, Jesus biết tất cả chuyện xảy ra. Biết mình sẽ bị bắt, sẽ phải chết trên thập giá, để cứu rỗi loài người. Cũng như biết rằng chưa tới khi gà gáy sáng thì đệ tử ngài là Piere đã chối bỏ ngài đến ba lần.
Theo Tân Ước, sau khi phục sinh, Jesus có hiện ra để găp lại các đệ tử. Khi ngài hiện ra, mọi người vẫn thấy Judas đứng cùng ngài. Hai Thày trò luôn luôn yêu mến nhau và luôn ở cùng nhau. Điều này khiến cho Piere (Phê-rô) kinh ngạc!
Nguyên văn Kinh Thánh, Gioan 21,25:
Ông phê rô quay lại, thì thấy người môn đệ Đức Giê su thương mến đi theo sau; ông này là người đã nghiêng mình vào ngực Đức Giê-Su trong bữa ăn tối và hỏi: “Thưa thầy ai là kẻ nộp Thầy?” Vậy khi thấy người đó, Ông Phê rô nói với Đức Giê Su: “ Thưa Thầy còn anh này thì sao?” Đức Giê su đáp: Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh hãy theo Thầy.
Qua hai huyền thoại trên, quả thật thiện ác dưới cái nhìn của các bậc đại giác, khác hẳn với cái nhìn của chúng sinh phàm phu.
Không phải ai cũng có thể vượt qua thiện ác (Tụng kinh hay đọc sách chỉ có tác dụng khai tâm sơ ngộ). Con người chỉ thực sự vượt qua được thiện ác khi ta tu tập thành công và giác ngộ.
Bậc giác ngộ khi còn thân xác, luôn phải sống trong hai tâm thức. Khi đối diện thế gian, vẫn phải dụng tâm phân biệt, vẫn phải nói điều này đúng điều kia sai, vẫn phải nói việc này thiện việc kia ác. Nhưng khác với phàm phu, bậc giác ngộ luôn biết tại sao các điều đó hay việc đó xảy ra, luôn biết tính tất yếu của chúng. Bậc giác ngộ chẳng có tâm “mê cuồng yêu thương” hay “điên loạn ghét bỏ” như chúng sinh phàm phu thường có. Qua giây phút động tâm để đối vật, thì tất cả niệm phân biệt đều hoàn toàn chấm dứt.
                                                                        BS. Phạm Doãn


Ghi chú (của BS Phạm Doãn) :
1.  “Vượt qua thiện và ác” cũng là đề một cuốn sách của F.
Nietzshe. Đó là cuốn Beyond Good and Evil, nguyên tác “Jenseits von Gut und Böse” xuất bản vào năm 1886.
2. Kinh Pháp-Hoa (
Diệu pháp liên hoa): là kinh phổ biến của Phật giáo Đại thừa, chứa đựng nhiều triết lý uyên thâm. Tôi tin là kinh được viết bởi một bồ tát đã chứng đắc một quả vị rất cao (nhưng không tin kinh này được ghi lại bởi Anan trong thời Đức Phật giảng đạo).
3.
Phẩm Đề bà đạt đa, là một phẩm trong kinh Pháp Hoa.
4. Kinh
Đại Bát nhã ba la mật đa (mahaprajna paramita sutra): là một bộ kinh đồ sộ của Phật giáo gồm 600 quyển. Kinh Kim Cang chỉ là một hội của kinh Bát Nhã. Bát Nhã Tâm kinh chỉ là tóm tắt tinh yếu của bộ kinh Đại Bát nhã.
5. Kinh thánh Tân ước_
Gioan, chương 21
Sự cám dỗ cuối cùng của chúa (The last temptation of Christ). Đã được dựng thành phim năm 1988. Đĩa DVD lậu có bán ở Sài Gòn.

(Ghi chép để học hỏi. Nguồn : http/bsphamdoan.wordpress.com)

29 nhận xét:

  1. Cái ranh giới giữa Thiện và Ác theo em là một ranh giới mong manh nhất hén Chị? Với ta nhiều khi vung đao giết ác là Thiện, nhưng với thân nhân của người bị giết thì ta lại là kẻ ác...
    Thiện tâm sanh đạo, ác tâm sanh tặc, nhưng còn có một khoảng lặng nơi nó thiện bất phân thiện, ác bất định ác... chính cái khoảng lặng này, cái khoảng gồm người thấy thiện không làm, thấy ác không bất bình mà nó nuôi dưỡng cái ác nhiều khi lấn hơn và cái thiện mờ nhạt đi...
    Ta sanh tâm đại chúng, hèn chi Phật dạy chúng sanh ta bà chỉ hơn ngạ quỷ và súc sanh mà thôi...
    hihi, hôm nay em "đại ngôn" chút đỉnh, dám loạn bàn với Chị về một thế giới mà em chưa chạm được tói cái vỏ ngoài...

    Trả lờiXóa
  2. Thiện và ác cách nhau bởi 1 vạch kẻ mỏng manh. Chỉ cần đang đứng tại ranh giới thiện nhưng lở chân trịch sang nửa bước là đã sang ranh giới của ác.
    Nếu nói về chế độ trong xã hội. Thì chế độ nào cũng có thiện và ác đi đôi với nhau không sao tránh khỏi. ( 1 người ác không làm nên thầy tu. 1 thầy tu không nắm được thế lực quyền hành ) Cho nên 1 chế độ xã hội nắm quyền hành trong tay phải luôn luôn giữ cái thiện và ác trong thâm tâm và đôi tay mới nắm được xã hội chuyện không bao giờ tránh khỏi.
    Làm người bình thường thì không thể nào vỗ ngực xưng danh tôi là người lương thiện hahahahahah
    Nhưng cái ác ở đây là ác như thế nào..... Đó mới chính là tâm điểm quan trọng mấu chốt trong cuộc sống làm người.

    Trả lờiXóa
  3. Đúng vậy em ơi, thành ra chị thấy mình còn phải học hỏi nhiều để mong tìm thấy sự bình yên cho mình ...

    Trả lờiXóa
  4. Đối với em sống sao không thấy thẹn với lòng và sống sao càng ít phật lòng người xung quanh thì càng tốt chỉ vậy thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đúng là câu hỏi này mình cũng luôn vương vấn.
    Cả̉m ơn chieukim đã đến nhà mình và trò chuyện.

    Trả lờiXóa
  6. :) Không gì chị. Em thích đi lòng vòng xem và nhiều chuyện thôi. Cám ơn chị post chủ đề hay lên. Chúc chị cuối tuần thật vui vẻ đoàn viên bình an trong cuộc sống và thâm tâm an tịnh

    Trả lờiXóa
  7. Mình cũng nghĩ như chieukim vậy, mong sao mỗi một ngày qua có nhiều điều lợi lạc cho người cho mình, ngã lưng nằm nhẹ nhàng trong lòng, giấc ngủ bình yên đến .

    Trả lờiXóa
  8. Đúng vậy ah chị. Em thấy mình làm người ta vui 1 thì mình lại vui gấp đôi khi ngủ hay láy xe hay làm công chuyện tự dưng mình nhớ lại tự mĩm cười lòng thấy vui lắm hihihiihih. Vì vậy mà em thích cười và thích dí dỏm cho mọi người cùng vui
    Chứ em thấy khi mình buồn , bực , giận. hờn ai đó. Trước tiên là mình thấy mình không vui được rồi cả ngày bực dọc có thể mấy ngày sau nhớ đến còn bực tức. Hại ai chưa biết chứ thấy mình hại mình trước tiên rồi đó haahhahahaah
    Thì tại sao mình phải làm việc thiệt thòi cho bản thân chi vậy. Thôi thì mình tính chuyện mua bán làm lời hay hơn là lấy niềm vui của mọi người làm niềm vui cho mình.( thì tự dưng không còn tính đố kỵ , ganh ghét. hiềm khít. Làm được vậy thì mình tự loại bớt cái xấu cũng chính là 1 trong cái ác ra khỏi con người mình rồi hihihihiih )
    Em nghĩ sao thì em làm vậy thôi đúng sai nói thiệt bản thân cũng không dám khẳng định nhưng biết chắc là mình luôn luôn cười được vui được

    Trả lờiXóa
  9. Mới biết CK thôi nhưng thích vẻ lạc quan yêu đời của CK lắm, bạn làm cho mọi người cảm thấy yên ổn theo đấy nhé.
    Còn chủ đề này GM hông dám bàn vì thỉnh thoảng thấy mình cũng hơi ang ác... Hi hi...

    Trả lờiXóa
  10. Bàn thỏai mái đi Chị... hơi ang ác tức là hiền rồi... còn em là a cờ ác nè, mà em vẫn cứ nhào vào luận thiện- ác xôm tụ nè...
    Kẻ ác như em thì bao giờ cũng thêm chút máu liều... phải liều mới ác được, hhihi!

    Trả lờiXóa
  11. Đúng là nói đến Thiện và Ác thì khó mà phân minh bởi lằn ranh giới giữa chúng quá mong manh ...
    Nhưng người không thông đạo pháp nhà Phật và không hiểu nhiều về thuyết đổi thay của thiện ác như em thì em cứ cho rằng cái gì hợp với đạo lý, mang lại sự an lành cho con người thì đó là điều Thiện , cái gì mang đến đau đớn , hiểm nguy , đau khổ cho con người thì đó là điều Ác...Cứ nghĩ thế thì em thấy với mọi chân lý và thời gian Thiện Ác chẳng có gì thay đổi cả ..Có chăng chính con người làm cái Thiện dần thành cái Ác hoặc thay đổi cái Ác thành cái Thiện thôi ... Thôi thì khi ta không làm hại ai và mang được niềm vui cho ai đó trong khả năng có thể thì là ta làm điều Thiện hén chị ?

    Trả lờiXóa
  12. Chị cũng đang nghĩ và làm như em vậy ...

    Trả lờiXóa
  13. Nếu 1 thiên thạch đụng vào quả đất của ta và giết hàng trăm tỉ sanh linh ... đó là điều thiện hay ác?
    Nếu Chúa có thể tiên tri, giống như Phật biết về Đề Bà Đạt Đa, thì Judas là không có tội!
    Âu chẳng qua là một vở kịch diễn ra để tạo lên, nói lên lẽ "nhị nguyên" trong thế giới; và, để đề cao sự hỉ xả, tha thứ cho kẻ "làm hại" ta. Không có thiện, ác!
    Triết lý Phật giáo quả thật cao siêu và mầu nhiệm. Ở những đạo giáo khác dạy cho chúng ta phân biệt thiện, ác. Nhưng Phật dạy cho chúng ta 1 bậc cao hơn và đây là Chân Lý: Vô Ngã và cái tánh Không. Chính Vô Ngã và tánh Không mới là cách tối hậu để mang An Lành và Hòa Bình cho tất cả e.g. chúng sanh.

    Chúng ta cho đó là điều thiện khi giúp đở 1 người! Nhưng nếu người chúng ta giúp đở trở thành kẻ giết người thì chuyện chúng ta giúp đó là điều thiện hay ác! Vâng không mấy ai có thể tiên tri được kết quả chuyện mình làm. Cho nên, cái song nan đề (dilemma) đó được giải đáp ổn thỏa nhất trong triết lý Phât giáo về Nhân-Quả, Vô Thường và cái "Không"

    Thế giới ngày nay lên án--có thể thù ghét--chánh sách ngọai giao của Mỹ, nhưng khi có tai họa thì ai cũng mong được Mỹ tiếp cứu. "Tay trái đánh, tay phải xoa" có phải là chánh sách, cách xử sự của đa số mọi người không? Vậy, ai là thiện, ai là ác?

    Như lục tổ Huệ Năng khi giảng pháp cho 1 người đuổi theo ngài khi vừa được trao y bát để làm Tổ
    ====:
    Có một vị tăng tên là Huệ Minh, vốn là một tướng quân, tánh tình nóng nảy, đuổi kịp Huệ Năng, nhưng sau đó lại bị khuất phục nên xin Huệ Năng nói pháp. Huệ Năng nói: “Ông đã vì Pháp mà đến đây, thì nên dứt hết các trần duyên, chớ sanh một niệm tưởng, ta sẽ vì ông mà nói Pháp.”
    Một hồi sau Huệ Năng nói: “Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, đang khi ấy cái gì là bản lai diện mục (original face) của thượng tọa Minh”. Huệ Minh ngay đó đại ngộ. Ðó là bài pháp thứ nhất của Lục Tổ, tuy ngắn ngủi mà sau này thường được nhắc nhở tới.
    ===

    Trả lờiXóa
  14. Cảm ơn bạn thienphuc đã có lời bình, giúp tôi hiểu rõ hơn về thiện-ác.

    Trả lờiXóa
  15. @giaminh

    Chị Gia minh nói như vầy : Còn chủ đề này GM hông dám bàn vì thỉnh thoảng thấy mình cũng hơi ang ác... Hi hi...

    ahahahhaah chị Gia Minh còn nhận ra được bản thân mình có chút giang ác ( ihhihihiih ) thì chị Gia Minh nên vui nên mừng nên bàn luận tại vì người ta nói : Người say đâu có nhận mình say và người điên đâu có nhận mình điên bao giờ hahahahaah. Chị Gia Minh tự nhận có còn chút giang ác trong tâm tức là chị không có đến nổi giang ác hahahaahah. Cái ác nếu có nơi chị thì cũng chỉ là cái ác bắt buộc phải có và phải ác như vậy ( vì cái gì cũng có trường hợp ngoại lệ bắt buộc phải làm ).
    Ví dụ : Chị có con cái ( trai or gái ) hay cháu( trai or gái ) tụi nó mê chơi mang con gửi cho chị giữ để được rảnh tay chân đi chơi cho thỏa thích. Chị nhất định không giữ chẳng thà để nó mang cháu cưng của chị đi gửi nhà trẻ. Đó cũng là 1 cái ác nhưng cái ác này với thiện chí buộc lòng chị làm như vậy để cho tụi nó hạng chế đi chơi bỏ bê con cái và tụi nó chơi riết đam mê hại đến gia đình tan vỡ. Tụi nó mang đi gửi trước tiên là tốn tiền, kế đến là phiền sau đó là đau lòng khi đi đón con mắt nhắm mắt mở ngủ gà ngủ gật hay không ngủ được khóc bù lu bù loa mắt sưng húp nó thấy nó đau lòng. Mấy yếu tố đó gọp lại làm nó tự hạng chế mê chơi ỷ lại cha mẹ bỏ bê con cái. Chị ác 1 lượt cả hai vừa con vừa cháu nhưng sau cái ác đó là lòng thánh thiện mang tình thương hai mẹ con nó gần với nhau hơn quấn quýt nhau hơn. Thì cái ác này buộc lòng thôi...... nếu không vậy cứ thánh thiện mãi cái hậu về sau còn ác hơn hahahahhah khi gia đình tụi nó phân tán chia lìa vì cái sự thánh thiện bao bọc che chở của mình. Cái thánh thiện này chết cũng còn tự trách bản thân đó chị hahahhahhaahh
    Mình chỉ là 1 người bình thường như bao người bình thường. Hỷ , nộ , ái , ố đều có trong người mình bắt buộc phải có ác trong bản thân tránh không nổi cũng không ai dám tự hào vỗ ngực tự xưng cái thánh thiện trong người mình có bao nhiêu và cái ác thì '' hình như'' chưa có hahaahhah
    Em thì đi với bụt bận áo cà-sa , đi với ma em bận áo giấy hahahahahhah
    Vào chùa thì em ăn nước tương , về nhà em ăn nước mắm hahahahahahah

    Trả lờiXóa
  16. @giaminh Mới biết CK thôi nhưng thích vẻ lạc quan yêu đời của CK lắm, bạn làm cho mọi người cảm thấy yên ổn theo đấy nhé.
    Em thành thật cám ơn chị có cảm tình khen em hhiihihihih( được khen thích lắm cười khoái chí hahahahaah )
    Tại cuộc đời em sóng gió ba chìm bảy nổi lênh đênh lặng hụp lướt sóng nhảy sóng gì cũng có 1 mình gánh chịu và tự vượt qua không tay vịn. Chỉ vượt bằng đôi tay và sức lực chứ không có sự nâng đở người thân hay bạn bè. Tuy hồi bé thì là con cưng con quí của cha mẹ nhưng đến khi lớn thì cũng được cưng quí như xưa nhưng Mẹ thì mất sớm khi chưa bước chân ra đường đời còn ngồi trong mái trường. Cha thì thất nghiệp và khi ra đường đời thì cha già rồi tài sản tiền bạc gì cũng mất hết sau 1975 nên có là con cưng con quí mấy đi nữa cũng ngoài sức tầm tay của người cha rồi. Có thương có xót cũng chỉ có ánh mắt xót xa nhìn thôi làm gì hơn được. Anh chị em thì ai cũng có gia đình cũng chẳng ai khá giả, có khá đi chăng nữa thì cũng còn có chị dâu anh rể hihihihiih. Tánh em thì lại không thích làm phiền ai cho nên mọi sự em tự cố gắng làm hết khả năng em thôi.
    Vì vậy em thấy nhiều gặp nhiều bị nhiều hahahaha không biết sao nói diễn tả hahahah. Nhưng em khác với nhiều người khi người ta càng té càng đau khổ người ta nhìn đời bằng 1 màu đen hahahaah. Em thì khác em nhìn thấy màu đen nhưng em không cho nó là đen tuy em biết nó đen đen lắm đen hơn mõm chó hahahaah( đen sang trọng đen huyền đen mun ihihhii nhưng cuộc đời em không được mai mắn đen sang trọng đó ) hahahahahahahah.
    Nhưng khi em nhìn xung quanh em thì em thấy còn có nhiều người kiếm cái đen tệ hại như mõm chó của em để hình dung cũng không ra vì nó đen hơn thế nữa hiihihhiih biết lấy gì hình dung đây ahahahahh. Cho nên em nghĩ lại mình còn có phước hơn và ông trời còn thương mình ( trời còn thương thì còn tấc cả ) và kiếp làm người ai cũng có cái khổ cũng có thời gian để gian truân vật lộn vời đời với cái đen đủi đó. Quan trọng là làm sao vượt qua được cái trận bão sóng gió để sống sót chỉ vậy thôi :). Than rên ư để làm gì ? giúp được gì? trách trời trách người hay trách số phận để làm chi vì trách rồi được những gì? Em nghĩ vậy mà em tự tịnh tâm suy nghĩ nên làm gì và không nên làm gì và cái gì làm trước em cân từng chuyện 1 em lựa cái dễ mà giải quyết được vấn đề em làm trước( vì cái dễ làm không được sao làm được cái khó hahaahah ). Em cứ vậy mà bước. Em tự nhủ bản thân em là cái đồng hồ mà đồng hồ thì luôn luôn đi tới cho nên cứ thế mà đi. Trên đường đi gặp sóng thì lướt nhảy. đườngt bị bít thì phá đường chặt đốn cây tự tìm cho mình lối thoát. Em không bao giờ nhìn lại sau lưng.Em chỉ nhìn lại nó khi em cần nhìn để nhớ lại đoạn đường đã đi qua rút kinh nghiệm cho đoạn đường kế tiếp.Em không để quá khứ kìm kéo em lại. Em tự nói làm người sống phải có lập trường phải có nguyên tắc sống cho bản thân mình. 1 khi đã quyết định chuyện gì phải dứt khoát dù đau lòng và biết trước đoạn đường mình đi tới sẽ khổ sở mấy khó khăn mấy cũng phải quyết chí đi đến mục đích mình mong muốn đến điểm vô cực của bản thân mình bắt buộc phải dừng chân ihiihih ( vì nó là vô cực hết life ) hahahahaahah
    1 đoạn đường dài và khó

    Trả lờiXóa
  17. Vậy nên BS Doãn viết là thiện ác ko ranh giới ... Chị copy bài này về, đọc và giật mình với những suy nghĩ trước đây của mình, thật là biển học mênh mông ...
    Cũng như GM, chị thích sự lạc quan ở em, một cuộc đời từng trãi, thích những suy nghĩ đáng yêu và tâm thiện đáng quí của em.

    Trả lờiXóa
  18. Em vào đây muộn, nhưng hóa ra lại hay.
    Vì trước nhất đọc được một tài liệu thú vị, sau là đọc những commnets thú vị hơn, rồi lại thấy quí hơn người bạn mới Chieukim vô cùng lạc quan và đầy nghị lực.
    Em cũng tự nhủ lòng miễn mình đừng làm điều gì hại ai và lương tâm mình không bị cắn rứt là tạm ổn rồi. Nhưng làm cho được, cho tốt điều này kể ra cũng không dễ!

    Trả lờiXóa
  19. Dạ, em cũng nghĩ vậy đó Chị...

    Trả lờiXóa
  20. Lý sự tới lui tới đâu rồi cũng trở lại chốn nhân gian, rồi cũng tự nhủ hãy tựa vào lương tâm của chính mình mà xử sự, vậy thôi ...

    Trả lờiXóa
  21. Chị Thư sang thăm QUẾ đây,chưa gặp nhau mà thấy đi cùng đường học Phật rồi nhe,chị Thư nghiên cứu ít,thích áp dụng nhiều,cứ sống theo Bát nhã tâm kinh la nhẹ nhàng thôi,Chị thường bảo:Sống sao mà bất cứ lúc nào ra đi,không có điều gì ân hận,vậy là tốt rồi.Còn bi giờ ,nguyện cho sống khỏe,chết nhanh,đừng tự hành và hành ngừoi khác.Chấm hết. ????

    Trả lờiXóa
  22. Em mừng đón chị đến nhà. Em cũng nguyện giống y chị vậy, sống khỏe, chết nhẹ ...

    Trả lờiXóa
  23. Nhưng rồi cũng phải ngẫm nghĩ xem cái lương tâm của mình đang dựa trên hệ thống qui chiếu nào, đang thiện cho ai, và có thể đang ác cho ai ... Rồi nhớ lại lời của Như Huyễn thiền sư Thích Từ Thông, thường nói : " Nói cái gì cũng không trúng, là trúng.". Rồi đồng cảm với suy nghĩ của bạn mình, trong đó có MM, là hãy luôn mở rộng tấm lòng, chớ nên "khép hẹp" ...

    Trả lờiXóa
  24. Trúng đâu được ba, tha đâu được bảy, xảy đâu được 10... hông biết em nghe câu này từ bữa hạnh duyên thọ thuyết pháp nào mà nhớ tới giờ...
    Ý Thầy Hạnh An của em cũng gần giống với Thầy Từ Thông: Ta trúng thì ngòai kia có ai đó không trúng, ta không trúng thì ngược lại. Vậy nơi nào cũng có không trúng, là trúng...
    Giống như ông bà mình dạy: Biết đủ, thời... đủ. Em thì tự nhủ: biết đủ là dừng...
    Chu cha, nếu gặp em ở ngòai, các Chị sẽ nói: Lỗ Mập Mờ tín chủ, tín chủ cứ uống rượu, ăn thịt và ba lơn để thấy nó ...phù hạp dí dáng tín chủ hơn là lạm bàn Phật Pháp đó... em bắt đầu run... hic!

    Trả lờiXóa
  25. Chị Quế à,
    Rồi chị sẽ như em khi gặp MM.
    Em vẫn bảo rằng em giàu có vì có được nhiều bạn quí. MM là một đứa em,một người bạn quí như vậy.
    Hắn có nhiều điều mà mình cứ khám phá dần và ngày càng ... ghét hơn! Là em nói ...không trúng mà... trúng hả chị?
    Hạ hồi gặp MM rồi sẽ được phân giải heng chị.

    Trả lờiXóa
  26. Con cũng không biết con là người "thiện" hay "ác" nữa. :) Có lẽ mọi thứ đối với con là sự tương đối. Những ngày rằm con tìm đến cửa Phật để tĩnh tâm và nghĩ về những điều đã qua.
    Con nghĩ rằng là: "Không hại người và không có tâm hại người thì là người thiện". Nhưng nhiều khi vì sự tồn tại và phát triển của cá nhân người ta làm trở nên độc ác.
    Đôi khi, công việc đòi hỏi con không thể là một người hoàn thiện như tâm nguyện của mình. Tuy nhiên cho đến lúc này con thấy mình không phải là một người ác. Con mong sau này và mãi mãi con vẫn sống thế này. :)

    Trả lờiXóa
  27. ... và giữ 5 giới là được rồi con à.

    Trả lờiXóa