Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Tài xế yêu mèo




Lần đầu tiên con làm tài xế đường dài cho mẹ, chở mẹ đi thăm dì khởi nguyên.
Con không thich chụp hình, nhưng chụp hình với mèo thì con ok liền.
Về nhà rồi, mẹ nói đến cuối năm mình lại đi thăm mèo nhen con. Con trả giá ngay, lâu vậy mẹ, tháng sau đi đi mẹ.
Tài xế rất yêu mèo ...
--> Read more..

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Chén cơm nên thuốc

Bài viết này mình tìm thấy trong bịch gạo lức tím than Sóc Trăng, mình để đây tặng các bạn ưa ăn gạo lức.

 

CHÉN CƠM NÊN THUỐC

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Trung tâm Oxy cao áp Tp.HCM

Nếu dùng trang báo để nói dông dài về giá trị dinh dưỡng của hạt gạo thì chỉ lãng phí thời giờ của độc giả khi chén cơm đã gắn liền với lịch sử sinh tồn của con người trên 2/3 mặt địa cầu. Ngay cả những người da trắng nay cũng đã thay bánh mì bằng cơm. Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa ba thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu. Khỏe hơn nữa là nhờ chất xơ mà cơm không bị khó tiêu. Lá gan, trái thận nhờ đó khỏi mệt vì được nghỉ xã hơi thay vì phải làm công việc biến dưỡng cả ngày lẫn đêm.  

Đáng tiếc từ khi có nhà máy xay gạo, hạt gạo tuy trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn nhưng mặt khác lại đánh mất đi nhiều hoạt chất. Đáng nói hơn nữa là nhiều hợp bệnh lí trở thành nghiêm trọng khi chén cơm gạo trắng có mặt quá thường trên bàn ăn. Do thiếu chất xúc tác biến dưỡng trong vỏ lụa của hạt gạo mà chất đường, chất mỡ trong khẩu phần đơn điệu có đủ điều kiện để trở thành đòn bẩy cho bệnh tiểu đường, xơ vữa mạch máu, thoái hóa ác tính … Nhiều nhà nghiên cứu đã không quá lời khi nghi ngờ gạo chà quá trắng là một trong các yếu tố dẫn đến nhiều căn bệnh ‘‘thời đại’’.

Cũng chính vì thế mà ngay cả ở châu Âu, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với các món ăn chế biến đa dạng từ hột gạo còn giữ nguyên vỏ lụa. Lý do rất đơn giản. Bên cạnh tập thể sinh tố C, B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẽm, vôi, molybdan… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ miễn nhiễm, hoạt chất trong vỏ lụa của hạt gạo, cụ thể là tập thể anthocyanin, với tác dụng trung hòa độc chat oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm, chính là lợi thế của hột gạo mang màu của thiên nhiên.

Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ về tác dụng bảo vệ vi mạch, chống lão hóa và nhất là ngăn hiện tượng ngẫu biến trong cấu trúc của tế bào, nghĩa là phòng ngừa ung thư của anthocyanin. Thầy thuốc ở nhiều nước phương Tây ắt hẳn có lý do chính đáng khi cổ động  dùng anthocyanin để phòng tránh biến chứng trong bệnh tiểu đường, trong điều trị hậu ung thư. Đáng tiếc vì nhiều thầy thuốc ở xứ mình vẫn chưa đặt anthocyanin trong màu của hạt gạo vào vị trí quan trọng trong phác đồ điều trị. Ung thư đã không thể tung hoành ngang dọc đến thế nếu thầy thuốc trong nhiều chục năm qua nhất quán với quan điểm bệnh có thể dự phòng nếu tìm cách trung hòa độc tính của chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên. Thuốc nào vừa ngon, vừa thân thiết với người da vàng cho bằng chén cơm thơm phức? Tại sao lại tiếp tục đầu độc cơ thể đã mệt nhòai bằng hóa chất tổng hợp khi gạo Huyết Rồng, Hắc Trân Châu, nếp Cẩm…, khi chén cơm nên thuốc đang chờ người hiểu cách biến món ăn thành phương tiện phòng bệnh?

Nói có sách mách có chứng, kết quả nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Trung Tâm Điều Trị Oxy Cao Áp Tp.HCM với giống gạo tím đặc sản cao cấp ST An Thọ cho thấy :

.Người bệnh tiểu đường có thể ăn đến hai chén cơm mỗi bữa, thay vì phải bóp bụng nhịn thèm theo tiêu chí ‘‘mỗi bữa chỉ ăn được một chén cơm”, nhung không tăng đường huyết.

.Chỉ số xét nghiệm đặc hiệu HbA1C thực hiện trước và sau mô hình nghiên cứu lâm sàng cho thấy đường huyết ổn định sau 60 ngày dùng mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím.

.Tình trạng viêm thần kinh ngoại biên do hậu quả của bệnh tiểu đường thể hiện qua dấu hiệu đau nhức, tê mỏi… được cải thiện rõ ràng sau 30 ngày có mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím.

.Lượng acid uric trước đó tăng cao (bệnh gút, viêm da thần kinh, sỏi tiết niệu) giảm đáng kể nếu bệnh nhân kết hợp gạo tím trong thời gian được điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Tiến độ giảm acid uric nhanh gấp đôi nếu so với nhóm cũng được điều trị đặc hiệu nhưng không có gạo tím trong khẩu phần.

.Hàm lượng homocystein trong máu của người bình thường đồng hành với stress, chất đòn bẩy khiến nhồi máu cơ tim, trở về định mức bình thường sau khi áp dụng gạo tím 10 ngày liên tục.

Sức khỏe con người gắn liền với chất lượng cuộc sống. Gạo tím ST An Thọ còn thêm lợi điểm là hương vị độc đáo thừa sức để thực khách ăn rồi phải nhớ. Tuy vậy, với người muốn phòng bệnh không nhất thiết phải ngày nào cũng chén cơm gạo đỏ, gạo tím. Nhưng chục ngày trong tháng chủ động thay gạo trắng bằng gạo màu chính là biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề  kháng, nhất là sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, trong giai đoạn làm việc căng thẳng, cho người cao tuổi… Biết cách dùng gạo còn vỏ lụa chứa anthocyanin để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như người hiểu chuyện làm ăn. Đợi chi đến hụt vốn mới kêu gọi đầu tư. Phòng bệnh bao giờ cũng an toàn và đơn giản hơn chữa bệnh

Quả thật vô cùng đáng tiếc nếu không chỉ người bệnh mà người chưa bệnh được hướng dẫn về cách dùng chén cơm sao cho nên thuốc nhờ loại gạo ít đường, nhiều đạm, dồi dào chất xơ và nhất là bọc kín bằng anthocyanin trong lớp vỏ lụa đậm đà hương sắc với màu hoa sim.

(Trích từ:

  -Tư liệu nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua

-DĐ:0913983172      -   email: hoquangcua@gmail.com

-Kết quả khảo sát lâm sàng của Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng

-DĐ:0942001398      -   email: drluonglehoang@yahoo.com)

            

 
--> Read more..

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Khởi Nguyên




Trên đường tiễn mình về, bạn ghé vào một hồ sen. Sen buổi xế không tươi thắm như buổi sáng, nhưng nụ cười khởi nguyên thì vẫn rất tươi ...
--> Read more..

Hoa thủy quỳnh - hoa kèo nèo




Hôm nay đi thăm Khởi Nguyên, cũng là để ghé nhìn ngôi nhà nhỏ nơi mình ở 15 năm trước.
Nhà bạn giữa vườn cây mát rượi, cả một thiên nhiên phong phú, mình chụp hình mê mãi, hơn 300 tấm, hihihi ...
Yêu thích nhất là kèo nèo và thủy quỳnh ...
--> Read more..

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Mùa sấu




Mỗi năm, độ chừng tháng sáu, tôi mua trái sấu cất vào ngăn đông, đủ ăn trong một năm, hình như đến hết tháng bảy thì sấu cũng hết mùa.
Năm nay, không còn thích ăn món chua nữa, nên tôi không mua sấu để dành. Mấy trái sấu này của chị Dung tặng, mua từ Hà nội.


--> Read more..

Cỏ xước - Sài đất




Thường nhìn thấy hai cây này bông này, nhưng tên của tụi nó thì mới biết ...
--> Read more..

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Kiếm rồng cho phụng ...




Mấy tháng trước bạn tặng mình ổ phụng, nay phụng xinh đẹp rồi. Nghĩ là phụng phải có rồng mới vui, nên có lẽ sẽ để ý kiếm thêm một bụi ổ rồng ...
Hôm nay đi mua sữa các loại ở Vinamilk, được tặng một chậu trúc đốm. Về đến nhà, có bạn trong xóm qua chơi tặng một mụt măng mạnh tông tươi rói ...
Sáng nay mưa hồng cũng xum xuê nở ...
Một ngày vui với hoa với cây với lá ...
--> Read more..

'Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa'

Một bài viết làm xúc động nhiều người, kể cả mình, nên mình mang về, để đây :

(nguồn : http://infonet.vn/truyen-thong/mot-bai-viet-ve-ngay-27-7-xon-xao-cong-dong-mang/a25626.html )

Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng

"Nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ hiểu rằng chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ."

Nhân ngày Thương binh - liệt sỹ 27/7, Infonet đã nhận được một bài viết rất cảm động của độc giả Lê Thị Hương (25 tuổi, Chí Linh - Hải Dương) chia sẻ câu chuyện về người bố là thương binh hạng 2/4 của mình, bác Lê Anh Tuấn (nhập ngũ lần đầu năm 1974, lần 2 năm 1978, tham gia chiến đấu và bị thương ở chiến trường Campuchia). Bài viết còn là những suy nghĩ rất thật, rất chân thực về chiến tranh của một người trẻ tuổi, người chưa hề biết thế nào là chiến tranh. Hiện bài viết đang lan truyền rất nhanh trên cộng đồng mạng và gây xúc động cho nhiều người.

Một bài viết về ngày 27 tháng 7 xôn xao cộng đồng mạng

Lê Thị Hương - Tác giả của bài viết đã gây xúc động mạnh trên cộng đồng mạng trong những ngày qua. (Ảnh do tác giả cung cấp)

 

'Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa'

Bố em, 18 tuổi vào bộ đội. Năm đó là 1974, chiến tranh đã vào hồi cuối, bố là lớp tân binh nên còn huấn luyện chán chê để rồi tuyển lựa "đi B". May mắn thay, bố chưa đến đợt đi B thì chiến tranh kết thúc, 1977 bố giải ngũ trở về, cưới vợ.

Tháng 8/1978, chị cả em ra đời, sau đó chỉ một tháng, chú Tư - em trai ruột của bố em, có lệnh gọi nhập ngũ. Chú vừa nhát vừa hiền, lại vừa cưới vợ nên bố xin đi thay chú. Đất nước đang cần người đã có kinh nghiệm, đơn tình nguyện của bố được chấp thuận ngay. Mẹ em, chị và ông bà tiễn bố lên đường.

Vài tháng sau, bố đi K (chiến trường Campuchia). Chuyến tàu đưa bố đi từ ga Hải Phòng, đơn vị bố có hơn 40 người Hải Phòng, vào đến Quảng Trị còn 14 người. Họ nhảy tàu vì đi B thì sẵn sàng nhưng đi K thì khác.

Thời gian đầu còn có chút tin bố về nhà, càng về sau càng biền biệt. Mấy năm sau có giấy báo tử gửi về, bà nội khụy xuống trước thềm nhà. Suốt tháng trời bà mê man chỉ đòi chống gậy đi tìm con, bà bảo bố em không thể nào chết được.

Mẹ ôm chị gái em từ căn nhà riêng về ở với ông bà vì chị ốm quá, lên sởi mủ xanh mủ vàng đã có lần thiếp đi, chú mang ra góc giường đặt, mẹ khóc ngất, bỗng thấy cánh tay chị vời lên, mẹ lại ôm chị, chăm nuôi bú mớm. Những năm tháng ấy, bố vẫn biền biệt bên kia, không hay biết gì về tình cảnh bi đát của con thơ, mẹ già.

Rồi bố bị thương trong một lần đi họp giao ban buổi tối: đạp trúng mìn, bàn chân dập nát, đồng đội đưa về trạm quân y dã chiến giữa cánh đồng hoang. Sợ tiếp tế đến không kịp, bác sĩ y tá cưa chân cho bố, cưa sống, đồng đội hát quốc ca bao nhiêu vẫn không át nổi tiếng gào thét. Rồi 2 ngày sau bố mới được chuyển về Sài Gòn bằng trực thăng, lần này nằm viện, cưa thêm một lần nữa vì vết cưa cũ bị nhiễm trùng. Điều dưỡng thêm vài năm nữa 1/3 chân phải của bố đã không còn, một mảnh đạn găm ở đùi và hai tai bị điếc nhẹ. Bố về nhà với giấy chứng thương 2/4, mất sức 65%. Nhưng còn về được đã là đại phúc cho cả nhà mình, bố kể hồi mới sang được 1 tháng, chính tay bố đã phải gói hài cốt của bạn mình để trực thăng mang về.

Ngày bố về, nét mặt dữ dằn hơn, những cơn đau mê sảng thỉnh thoảng vẫn trở lại, chị em nhất định không nhận bố vì sợ cái nạng và cái chân gỗ bố tháo ra lắp vào mỗi sáng tối. Ngay cả đến đời con trai của chị, cháu ngoại của bố, mỗi lần nhìn cái chân ấy nó đều khóc thét. Bố mất cả tháng giời chỉ để làm quen và ôm con gái mình vào lòng mà không làm nó sợ. Đúng, em là gái, em chỉ nhìn những thứ xung quanh mình, em nhìn thấy chiến tranh và hậu quả của nó trong suốt 18 năm sống bên bố, những lần sợ hãi đến run rẩy khi bố em mắt vằn tia máu lên nóng giận vì những điều không lớn lao gì, khi bố em những đêm rên rỉ trong vô thức vì mảnh đạn trong người, khi bố em có những lần đi xe máy hơi quẹt xe đã ngã vì không thể dùng chân giả mà chống như người ta được.

Bố em chưa một lần than vãn gì về chiến tranh, kêu ca gì về sự đãi ngộ của nước nhà cho những người thương bệnh binh như bố, bố vẫn bươn trải bán buôn ngược xuôi để nuôi con học hành. Em nhớ mãi một lần lớp 11, em học kém bị bố đánh, đánh xong bố nói rất nhiều, nhưng có một câu em không thể nào quên được, bố bảo: "Chị em chúng mày đang đi học bằng tiền xương máu của tao đấy con ạ". Đúng, chúng em từ Cấp 1 cho đến hết Đại học đều được miễn học phí vì bố là thương binh.

Bao nhiêu năm em sống trên đời là bấy nhiêu năm em thấy mẹ chăm bẵm bố em từ miếng cơm, phích nước, ấm trà, là thấy mẹ chịu đựng đủ sự nóng nảy của bố do thay đổi tâm tính từ lúc trở về. Có đôi lần ai đó nói đến chiến tranh, mẹ em chỉ lơ đãng nói một điều: "Kể cả có chiến tranh, thằng HA (em trai em) nhà này cũng không bị gọi đi nhập ngũ đâu, nó con một, bố lại thương binh yếu đuối thế kia".

Các bạn có thể cười rằng mẹ suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ, nhưng nếu các bạn đã từng vùi cả tuổi xuân của mình để chờ chồng, nuôi cha mẹ già con thơ và dành cả cuộc đời để xoa dịu những vết thương chiến tranh, các bạn sẽ dễ cảm thông cho mẹ em biết chừng nào. Chiến tranh không đùa với ai cả, cũng không phải cứ hạ súng thì đã là kết thúc thế nên, còn hòa bình được ngày nào, hãy cố mà gìn giữ.

Lê Thị Hương

--> Read more..

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Gặp bạn cũ




Hôm nay lại được một bữa trưa thịnh soạn, cùng những anh, chị, em bạn cũ ...
--> Read more..

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Bánh cuốn sáng- Mì Quãng trưa- Cá nướng chiều.




Hôm nay cả ngày mình được ăn ngon. Sáng sớm MM tới chở mình đến Vườn Chuối ăn bánh cuốn Song Mộc. Lần đầu tiên mình được ăn dĩa bánh cuốn "ngon nhất Sài Gòn" (MM nói vậy). Mà ngon thiệt. MM ơi, cảm ơn em yêu nhé.


Trưa lấy ra từ tủ lạnh những thứ đã mua ở chợ Bà Hoa, để nấu một tô "hình như là ... mì Quãng" (bắt chước tên tiểu thuyết "Hình như là tình yêu" của Nguyễn Đình Toàn (nhớ đúng hông ta?).


Buổi chiều cá hồi nướng mật ong, bắt chước tivi, nhưng có thay đổi nước ướp theo ý mình.


Hihi ... một ngày ... ngon miệng.
--> Read more..

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Nhật ký người mê ăn




Sáng nay chịu khó chạy qua quận 1 mua xôi bắp chà hàng hiệu, bởi vì vừa thèm bắp chà, vừa muốn coi coi bửa trước mình nấu món này đã giống người ta chưa. Xôi hàng hiệu nên giá mắc gấp đôi hàng xôi thường. Nhưng kệ, cứ thưởng thức hương vị đỉnh cao của một món xôi, được nấu bởi một người mẹ đã được đưa lên phim phóng sự - một người đàn bà quê Bắc, tần tảo mấy mươi năm thức khuya dậy sớm nấu xôi bắp bán nuôi đàn con ăn học thành tài ...
Ăn sáng xong, đi tập ...
Tập xong, chạy lên nhà chị Thư để tặng chị đĩa hình với sách dạy tập dưỡng sinh. Hên lắm, người mê ăn này lại được cho ăn một bữa trưa rất ngon lành ...
Em sẽ nhớ rất lâu bữa cơm trưa này với chị ...
--> Read more..

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Ăn don




Chị và em hẹn nhau ở Don, số 47 đường Bàu Cát 1. Chị tới trước ngồi đợi em.
Chị nói, vậy là mình có chỗ cho lần hẹn sau rồi...
Vậy là chị đã thỏa lòng với những món ăn có don. Don của xứ Quãng Ngãi, quê chồng của chị. Nhưng chỉ tới nay chị mới được ăn don cùng với một người bạn blog mới quen.
Bữa ăn ngon miệng, tâm sự trãi lòng, chị và em hứa sẽ còn gặp lại ...
Mấy ngày nữa thôi, chị sẽ rời Sài Gòn... Chị đi, thật khỏe và thật vui, chị nhé.
--> Read more..

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Mì chay




Tôi nấu tô mì chay này, có nhiều đậu phộng và bánh tráng mè, vì khi ăn mì Quãng tôi thích quá cái dòn của 2 món này.
--> Read more..

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Về Văn Khoa




Chiều nay có 12 người xưa học ở Văn Khoa, hẹn nhau về trường cũ ...
Nói về Văn Khoa là nói thầm trong dạ, vì bây giờ tên trường là khác rồi.
Chúng tôi ngồi ở Café Văn Khoa, ở vị trí Hội Quán Văn Khoa ngày đó, nhưng khác lắm rồi, rộng hơn, sáng trưng hơn, và là một căn tin.
Chụp với nhau vài tấm ảnh, ở những nơi còn lưu kỷ niệm trong lòng, kẽo mai này những dấu xưa sẽ không còn nữa ...
--> Read more..

Mì Quãng ở nhà tôi




Làm nháp tô mì Quãng này, để nhớ buổi sáng thứ bảy cùng em ở Mỹ Sơn.
Mì Quãng ở bếp nhà tôi, tôi chỉ cho điểm 4/10, vì thiếu gia vị chính của nó là củ nén, với ớt xanh. Làm nháp thôi mà, rồi hôm nào đi ngang chợ Bà Hoa, rồi sẽ có củ nén với ớt xanh, rồi sẽ làm nháp thêm lần nữa.
Bao giờ cũng vậy, với tôi, miếng ăn, cũng là miếng nhớ ...
--> Read more..

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012

Canh Ba Cút Tê




Bạn đi Malaysia về cho hộp gia vị Bakuteh, hôm nay nấu thử.
Ăn với mì Ý là do mình phăng vì có sẵn. Nguyên gốc chỉ là canh rau củ với sườn non thôi.
Thoang thoảng rất nhẹ mùi thuốc bắc, dễ chịu và quyến rũ...
Mình tìm mua gia vị này ở Sài gòn mà ko có, ở Pakson cũng ko có, bạn nào biết ở đâu có chỉ giùm vì mình yêu cái mùi canh này.
--> Read more..

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

Chùa Vĩnh Nghiêm




Chùa gần nhà nhưng tôi ít khi vào viếng, vì ngại đường đi bộ.
Hôm nay đi theo em khi em vào chào Cha Mẹ trước khi đi ...
--> Read more..

Mì Quãng ở Sài Gòn




Còn chút thời giờ để mà quyến luyến, em đưa tôi đi ăn mì Quãng ở Mỹ Sơn, đường Kỳ Đồng. Rất gần nhà tôi mà tôi chưa biết ...
Mì Quãng ở đây ngon.
--> Read more..

Con tập xa nhà




Từ lớp 5, mẹ cho con đi trại hè để tập cho con sống xa nhà. Gián đoạn mấy năm vì đi trại bị lây chí, con hãi quá không chịu đi nữa. Năm nay con xin đi lại. Lần trại này con đã lớn, được làm chị, được giao Sao đỏ. Con vui lắm. Đón con về, con nói chia tay khóc hết nước mắt mẹ ơi, năm sau cho con đi nữa ...
--> Read more..

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

Ngày mai em đi ...




Chia tay với em thêm một lần, sáng nay, ở cà phê Mộc ...
Tâm sự với em, hạnh phúc là sao? Là an lành cho thân tâm của mình, và những người bên cạnh mình ..., là làm tan biến nỗi buồn của mình, nếu có ...
Vậy hãy cứ mạnh bước đi tới, miễn sao đừng đánh đổi từ nỗi buồn này sang một nỗi buồn nào khác ...
--> Read more..

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Hội An




Bạn sắp xếp gặp nhau bên một bữa trưa toàn món Quãng, thật thú vị, lần đầu tôi được nếm ...
--> Read more..

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

Chiều Thanh Đa




Chiều nay, tình cờ đến Cà phê Ti Gôn Bờ Sông, nhìn bên kia sông, mà ngạc nhiên ...
Kia là cầu Bình Triệu, đã từng đi qua biết bao lần, mà phải mấy phút sau mới nghĩ ra ...
Kia là nhà người quen ... Kia là chỗ mình định xây nhà nhưng rồi không xây được ...
--> Read more..

Thứ Năm, 5 tháng 7, 2012

Ăn chay




Hôm nay tôi được các em tôi đãi bữa trưa chay ...
Là một bữa ăn ngon.


(Bỏ qua giùm ngày giờ trên ảnh nhé, máy mới mình chưa biết xóa)
--> Read more..

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Cà phê Sỏi Đá




Nơi đây có không gian đẹp ...
--> Read more..

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Gói bánh giò




Bạn muốn xem chi tiết cách gói bánh giò. Vậy album này xin tặng bạn.
Chỉ là cách gói của riêng mình, ko giống bánh giò ngoài chợ, miễn sao thấy dễ gói cho mình.
Còn nếu thấy khó gói, bạn hãy hấp nó trong chén, hay gói nó như gói xôi.
Mình mê bánh giò, vì nó giống bánh đúc, cũng là món mình mê, nhưng làm bánh giò gọn cất trữ hơn. Mớ bánh này mình cho vào tủ lạnh ăn trong tuần đấy. Một món fast food đi đâu về có sẵn để ăn liền ...
Công thức thì ở album trước ...
http://quenguyenthanh.multiply.com/photos/album/20/20
http://quenguyenthanh.multiply.com/photos/album/219/219
--> Read more..